Chùa Cầu Hội An được xem là biểu tượng du lịch của khu phố cổ. Cây cầu hơn 400 năm tuổi này thể hiện được sự uy nghi, trầm mặc dù đã cũ kỹ nhưng lại sáng mãi nơi phố Hội. Chùa Cầu cũng thể hiện được niềm tin, hy vọng khi đã đi sâu vào trong mỗi con người ở đây khi sinh ra và lớn lên.
=> Đọc thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An Tự Túc, Khám Phá Vẻ Đẹp Phố Cổ
Giới thiệu chùa Cầu Hội An
Đôi nét về Cầu phố cổ Hội An
Vào khoảng thế kỉ 16-17, phố cổ Hội An là thương cảng buôn bán rất sầm uất, hội tụ các thương nhân từ trong và ngoài nước đến gặp gỡ, trao đổi hàng hóa. Vì vậy, chùa Cầu Hội An vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích khi các nền văn hóa Đông Á như: Trung Quốc, Nhật Bản… và Đông Nam Á giao thương.
Tuy nhiên vào khoảng thời gian này, phố cổ Hội An thường xuyên xảy ra ngập lụt, bão lũ. Thế nên với quan niệm, tín ngưỡng của thương nhân Nhật Bản thì do truyền thuyết con quái vật tên là “Namazu”, phần đầu ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và đuôi tại Nhật Bản. Mỗi lần con quái vật cựa mình là xảy ra lũ lụt, động đất… Vì vậy vào thế kỉ 17, các thương nhân Nhật Bản đã góp tiền xây chùa cầu với ý nghĩa thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật để không thể cựa quậy. Từ đó, ba quốc gia sẽ không phải gặp thiên tai mà phát triển hưng thịnh.
Đặc biệt, vào năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Chu du ngoạn đến Hội An và đã đặt tên chùa cầu là Lai Viễn Kiều, dịch ra là “Cầu đón khách phương xa”. Vì vậy, chùa cầu còn có tên là Lai Viễn Kiều hay Cầu Nhật Bản.
=> Đọc thêm: Phố Cổ Hội An Ở Đâu? Review Hội An Chi Tiết Nhất
Chùa Cầu Hội An ở đâu?
- Địa chỉ: Chùa Cầu được xây bắt ngang một nhánh nhỏ của con sông Thu Bồn, chùa cầu kết nối giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú.
- Sức chứa tham quan: Khoảng 100 người/ lần.
- Thời gian tham quan: 5 – 20 phút.
Vì chùa Cầu Hội An nằm tại trung tâm phố cổ nên khi trải nghiệm điểm du lịch này thì bạn chỉ có thể đi bộ tham quan mà thôi.
- Phương tiện cá nhân: Bạn cần gửi xe bên ngoài và đi bộ vào tham quan.
- Xe buýt: Chỉ 30.000VNĐ/chuyến/1 chiều từ Đà Nẵng đến Hội An và ngược lại.
- Taxi: Chi phí sẽ dao động theo cung đường đi.
Khám phá Cầu Nhật Bản ở Hội An
Năm 1990, Chùa Cầu được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Hơn nữa, hình ảnh của Chùa Cầu được in lên tờ tiền 20.000VNĐ của đất nước ta. Vì vậy đã thể hiện được ý nghĩa vô cùng lớn, giá trị từ tâm linh lẫn đời thực của địa danh này.
Chùa Cầu có 2 phần chính là phần Chùa và phần Cầu. Phần chùa có diện tích lên tới 60m2 và là khu vực thờ vị tướng Bắc Đế Trấn Võ. Còn phần cầu có diện tích khoảng 75m2, dài 18m.
Khám phá phần Chùa của Cầu Nhật Bản ở Hội An
Không gian Chùa trên Cầu chiếm một phần khá nhỏ, những du khách lần đầu ghé đến có thể sẽ bất ngờ vì chúng ta vẫn hay gọi là Chùa Cầu nhưng lại không thờ bất kì một vị Phật nào. Ngôi Chùa nằm một góc nhỏ trên cầu, với phần cửa được xây dựng theo lối kiến trúc văn hóa Trung Quốc và chạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Chính giữa chùa là bức tượng vị tướng Bắc Đế Trấn Võ được làm bằng gỗ, với mong muốn cầu bình an và yên bình cho cư dân xung quanh đây.
Không gian Chùa nằm ở một góc nhỏ trên cầu, chiếm diện tích khá nhỏ, phần cửa được xây theo lối kiến trúc Trung Quốc và chạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo. Ở giữa khu vực chùa thờ bức tượng vị tướng Bắc Đế Trấn Võ làm bằng gỗ, với ý nghĩa mang đến sự bình an, thuận lợi trong thương cảng và cư dân xung quanh. Bên cạnh đó, Chùa Cầu cũng tạo bất ngờ khi có tên là Chùa nhưng lại không thờ Phật.
=> Đọc thêm: Top 13+ Khách Sạn Hội An Giá Rẻ Chất Lượng Cao Hiện Nay
Khám phá phần Cầu của Chùa Cầu Hội An
Nhìn tổng quan phần Cầu, du khách có thể thấy ngay được 3 nền văn hóa Trung Quốc – Nhật Bản – Việt Nam được kết hợp khéo léo gây dựng lên.
- Phần mái: Xây dựng theo phong cách âm dương, cũng giống như bao căn nhà cổ tại Hội An.
- Bên trong: Hai bức tượng linh thú là tượng khỉ và tượng chó bằng đà được điêu khắc tinh xảo, trước mỗi bức tượng có bát lư hương. Hai bức tượng này có ý nghĩa đứng chắn và ngăn cản quái thú tấn công và xâm nhập phá hủy Chùa Cầu. Nhờ vậy mà du khách có thể cảm nhận được văn hóa tâm linh độc đáo của 3 nền văn hóa cộng lại.
=> Đọc thêm: Top 15+ Quán Cafe Hội An View Đẹp Nổi Tiếng Nhất Hiện Nay
Lưu ý khi đi Chùa Cầu Hội An
- Để tham quan Chùa Cầu, du khách cần mua vé ở đầu cổng khi đi vào phố cổ ( đây là chi phí tham quan 21 điểm khác, bao gồm cả Chùa Cầu) với giá là 80.000VNĐ/ người.
- Các chương trình biểu diễn đường phố đặc sắc thường sẽ diễn ra vào lúc 19h00 đến 20h30 hằng ngày, vì vậy bạn hãy sắp xếp thời gian nhé.
- Để hiểu hơn về phố cổ Hội An hay chùa Cầu Hội An, du khách có thể thuê thêm hướng dẫn viên, nghe từng câu chuyện đặc sắc về khu phố này.
- Nếu du khách mong muốn chụp ảnh và nán lại tham quan lâu Chùa Cầu, hãy đến vào khoảng 9 giờ sáng hay 2 3 giờ chiều thì sẽ không quá đông người qua lại.
- Vì Chùa Cầu là địa điểm văn hóa tâm linh, du khách không nên chen lấn, cư xử văn minh và thể hiện thành kính nhé.
Mặc dù Chùa Cầu Hội An đã hơn 400 tuổi nhưng vẫn có được sự chắc chắn, uy nghiêm dù đã có lớp bụt, nhiều lần vượt qua thiên tai lũ lụt. Nơi đây đã thể hiện một hình ảnh xưa cũ, tĩnh lặng giữa phố cổ nhộn nhịp. Chúc du khách có chuyến đi thuận lợi và lưu giữ khoảnh khắc tuyệt vời nhé.