Hà Tây là địa điểm trải dài trên nhiều vùng miền, với những nét văn hóa đa dạng và độc đáo tạo nên nền ẩm thực đặc sản Hà Tây phong phú, đa dạng. Vì vậy khi đến với Hà Tây, nếu là một tín đồ ăn uống, bạn sẽ không thể bỏ qua những món ăn đặc sản nổi tiếng nơi đây. Nếu có dịp đến đây, hãy nhớ thưởng thức top 10 món ngon đặc sản Hà Tây được Hapotravel giới thiệu dưới đây để có những trải nghiệm khó quên nhất.
1. Đặc sản Hà Tây – Nem phùng
Nem phùng là món ăn đặc sản của Hà Tây lâu đời của quê hương của những “người con gái đảm” Đan Phượng. Nem Phùng mộc mạc và đậm đà hương vị quê hương, được làm từ bì lợn luộc chín, thái sợi, trộn thêm thính, mỡ và thịt nạc băm nhỏ. Ăn cuốn với lá sung hoặc lá đinh lăng chấm với nước tương vàng.
Vì không sử dụng chất bảo quản nên loại nem này chỉ nên sử dụng trong vòng 2 ngày. Khách du lịch có thể mua nem quả (200gr) hoặc nem cân 200k / kg, gia đình 4 – 6 người có thể mua 2 quả hoặc 400-500gr ăn thoải mái. Nem phùng hiện được bày bán tại các thương hiệu gia truyền nổi tiếng như: Thái Cam, Hải Phố, Hào Cường, Bà Mắm và nhiều hơn nữa dọc đường Nguyễn Thái Học, thị trấn Phùng, Đan Phượng. Mỗi cửa hàng có một hương vị đặc trưng riêng, đều có nét gia truyền riêng nhưng đều có điểm chung là món ăn mang hương vị ngon, khó quên sau một lần thưởng thức.
2. Đặc sản Hà Tây ngon, hấp dẫn – Giò chả Ước Lễ
Ước Lễ thuộc Tân Ước, Thanh Oai nằm ở phía Tây Nam, cách trung tâm thủ đô khoảng 30 cây số. Làng Ước Lễ có diện tích vỏn vẹn 1 km vuông, dân số gần 450 người. Nghề làm giò chả Ước Lễ được cha truyền con nối cách đây khoảng 500 năm.
Ngày xưa giò chả Ước Lễ được là thủ công bằng cách giã tay thịt heo mới ra lò còn nóng hổi, có trộn một chút mỡ, nước mắm, mật ong, đường, muối và các gia vị khác, giã nhuyễn rồi trộn đều với nhau. Sau đó gói thịt vào khuôn hình thuôn dài bằng lá chuối, đem hấp chín và vớt ra ngâm với nước lạnh, mỗi cái sẽ nặng 1kg.
Khi dùng cắt thành khoanh tròn dày 3 ~ 5cm, sau đó cắt thành 6 miếng nhỏ và chấm vào nước mắm nguyên chất là có thể thưởng thức. Cái ngon của đặc sản Hà Tây giò chả Ước Lễ là nhờ vị bùi của thịt nạc, vị thơm của quế, ngọt của mật ong. Vào những dịp lễ tết, rằm mùng một trên mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh thổ địa của người Việt đặc biệt là người Hà Tây đều có đĩa giò chả thơm ngon của thôn Ước Lễ.
3. Đặc sản bánh dày Quán Gánh
Bánh dày Quán Gánh là cái tên tiếp theo trong top 10 món ăn đặc sản Hà Tây được sản xuất ở làng Thượng Đình, xã Nhị Khê, Thường Tín, ven Quốc lộ 1 cũ. Quy trình làm ra một chiếc bánh dày khá công phu và phức tạp, từ khâu chọn nguyên liệu đến sơ chế nguyên liệu và hoàn thiện bánh.
Bánh dày Quán Gánh được làm đa dạng với 3 loại nhân: Nhân ngọt, nhân mặn và nhân chay. Nhân ngọt được làm bằng nhân đậu xanh nghiền, đường và dừa nạo; nhân mặn có sự kết hợp của thịt mỡ, tiêu. Món bánh này sử dụng bột nếp làm vỏ bánh, nhồi nhân rồi gói vào lá dong để giữ được mùi thơm béo ngậy của bánh. Để làm ra mẻ bánh ngon, tất cả các công đoạn phải làm từ sáng sớm và phục vụ thực khách ngay hôm đó, hoặc có thể chỉ để được 2-3 ngày vì bánh không có chất bảo quản đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Đọc Thêm: Top 10 Đặc Sản Hà Nội Ngon Tuyệt Hảo Nên Thử Khi Đến Thủ Đô
4. Đặc sản Hà Tây – Bánh chè lam Thạch Xá
Chè lam Thạch Xá là một loại bánh truyền thống của người dân huyện Thạch Thất, nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 25 km. Trước đây chỉ có trong những ngày nghỉ Tết Nguyên Đán, nay đã theo chân du khách thập phương đi du lịch khắp nơi. Nghề làm bánh chè lam ở Hà Tây này có lịch sử hơn 100 năm, là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu thôn quê như gạo nếp cái hoa vàng, mạch nha, mật mía, vừng, lạc, gừng.
Bên bếp lửa hồng, những người thợ làm bánh nướng những mẻ bánh bằng đôi tay thoăn thoắt, khéo léo của mình. Chè lam Thạch Xá mang đầy đủ hương vị từ dẻo của bột nếp, cay của gừng, bùi bùi của đậu phộng (lạc), ngọt của mật và chút béo ngậy của mỡ lợn tạo nên vị thơm nồng ấm. Vào những ngày se lạnh, cắt bánh thành từng miếng nhỏ và nhâm nhi chậm rãi cùng tách trà xanh sẽ làm ấm lòng du khách phương xa.
5. Bánh tẻ Sơn Tây
Làng nghề làm bánh Sơn Tây nằm ở Phú Nhi, một đặc sản nổi tiếng cả nước của Hà Tây. Nơi đây vẫn giữ nguyên hương vị và công nghệ chế biến truyền thống, ngâm gạo 24 giờ, vớt ra để ráo, xay bột bằng cối đá, để lắng, gạn lấy nước trong, sau đó đổ nước sạch vào, gạn lấy nước trước khi làm bánh. Đây được gọi là quá trình giáo bột và nó sẽ quyết định sự thành bại của mẻ bánh.
Bánh tẻ Sơn Tây được gói bằng lá dong, dài hơn gang tay, phình ra ở giữa, dẹt ở hai đầu và được quấn bằng nhiều vòng dây, trông khá bắt mắt. Nhân bánh được chế biến là thịt lợn vai hoặc lợn cắp nách với một ít mỡ, băm nhỏ cùng nấm mèo, hành lá thái nhỏ, trộn đều. Dàn đều nhân bánh dọc theo bột, không cần quá nhiều. Sau khi gói xong đem hấp khoảng 30 đến 40 phút hoặc thắp một nén nhang cho đến khi hương tàn hết thì bánh chín.
Bánh tẻ để nguội, bóc ra bên trong vỏ bánh màu trắng trong hơi ngả màu xanh của lá, khi ăn chấm với nước tương, mắm hoặc ăn ngay không cần gia vị đều ngon. Nếu thời tiết se lạnh, bạn có thể thưởng thức nóng để cảm nhận được vị ngọt và thơm của những nguyên liệu đồng quê hòa quyện trong chiếc bánh tẻ này.
6. Đặc sản Hà Tây – Thịt quay đòn
Thịt quay đòn là một trong những đặc sản nổi tiếng của Sơn Tây tại làng cổ Đường Lâm. Thành phần của món ăn đặc sản này gồm thịt ba chỉ tươi, dạ dày, ít mỡ, tẩm chút tiêu, mắm, muối, hành và gia vị, và thêm chút húng quế. Để món thịt nướng có hương vị khác lạ, phải thái nhỏ lá ổi non cho vào thịt và ướp trong khoảng 50 đến 60 phút. Tiếp theo, trải phần thịt này trong lá chuối, quấn chặt quanh sào tre, khi quay phải đảm bảo không bị cháy và phần thịt bên trong được nóng đều. Khi thịt se lại và mỡ chảy ra, hạ đòn gần lửa để thịt có màu vàng nâu hấp dẫn trên bề mặt.
Đòn quay thịt được làm bằng một ống tre, có đường kính đủ lớn để cuộn thịt xung quanh, hai đầu được buộc chặt bằng các nan. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được lớp da giòn, màu và mùi thơm, mọng nước của lá ổi và vị ngọt của thịt quyện với mùi húng quế, ăn mãi không thấy chán.
Đọc Thêm: Top 10 Món Đặc Sản Hưng Yên Tại https://hapotravel.com/dac-san-hung-yen/
7. Đặc sản Hà Tây – Chè củ mài
Chè củ mài cũng là một món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Tây, bạn có thể thưởng thức những bát chè củ mài khi có dịp ghé qua nơi đây. Đây được coi là món giải khát thơm ngon cho du khách trên đường đến với động Hương Tích. Chè củ mài được làm từ nguyên liệu chính là loại củ mài có vỏ màu đen với phần thịt màu trắng trông hơi giống củ khoai lang nhưng to gấp hai, ba lần.
Khi nấu chè củ mài, người ta không thái nhỏ, cũng không xay hay giã thành bột mà cắt thành khúc. Cách làm chè củ mài cũng rất đơn giản, sau khi nước sôi thì cho các khúc của củ mài vào nấu đến khi mềm, dùng đũa khuấy đều rồi cho mật ong hoặc đường vào khuấy đều, múc ra bát để nguội rồi ăn. Khi chè chín, củ mài mềm và vị rất ngọt. Đây cũng là một món ăn chay và du khách đến tham gia lễ hội chùa Hương thường thưởng thức và mua củ mài về làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè.
8. Mơ Hương Tích
Khi có dịp ghé thăm Hà Tây, một trong những đặc sản của Hà Tây bạn không nên bỏ qua là mơ Hương Tích, một sản vật được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất Hương Sơn. Mơ Hương Tích còn được gọi là “độ nhị mai” vì đặc điểm là chúng ra hoa 2 lần trong năm và đậu quả 2 lần trong năm.
Mơ được biết đến là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ là dược liệu quý giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tim mạch và các chất độc hại trong cơ thể mà còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân. Người ta thường ngâm rượu mơ làm thuốc, mùa hè ngâm mơ lấy nước uống để giải nhiệt. Mơ Hương Tích có nhiều loại, trong đó loại mơ có màu vàng, quả nhỏ, đầu nhọn, cùi dày, có mùi thơm đặc biệt là ngon nhất. Mỗi khi có dịp ghé thăm nơi đây, du khách thường không bỏ qua sản phẩm hấp dẫn này mà mua về làm quà cho người thân và bạn bè.
9. Đặc sản Hà Tây – Kẹo dồi
Những món quà dân dã tuổi thơ hiện đã không còn xuất hiện từ lâu trên những quán hàng rong. Tuy nhiên, kẹo dồi vẫn được người dân làng cổ Đường Lâm sùng bái và trở thành món quà thú vị mà du khách nào đã ăn qua sẽ khó thể quên. Nguyên liệu làm kẹo dồi không quá cầu kỳ, chỉ có mạch nha, đường và đậu phộng. Tuy nhiên, công đoạn làm kẹo quan trọng và đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe tốt mới có thể “gõ” được kẹo.
Mạch nha và đường được đun trên bếp cho đến khi đạt được độ sệt nhất định. Người chế biến sẽ đập cho đến khi có độ đàn hồi để nó có thể tạo thành một khối hình trụ và có màu trắng kem. Phần vỏ đường được dàn mỏng, lớp nhân đậu phộng đã được nhào và cuộn lại như xúc xích. Công đoạn làm kẹo dồi này cần ít nhất 2 người. Bên trong, một người kéo vỏ kẹo, một người khác nhanh tay cắt thành từng miếng khoảng 3cm. Nếu không làm nhanh, kẹo sẽ nguội và nứt. Kẹo sau khi chế biến xong được cán mịn bằng một lớp bột gạo nếp trắng. Khi ăn sẽ có cảm giác bùi bùi, béo ngậy và thơm.
Đọc Thêm: Điểm Ngay 10 Đặc Sản Phú Thọ Mua Về Làm Quà Cứ Nghĩ Là Thèm
10. Đặc sản Hà Tây – Bưởi Diễn
Giống bưởi này rất đặc biệt là đặc sản Hà Tây cũ, mọc ở làng Diễn, đây được coi là một trong những loại bưởi ngon nhất Việt Nam và được nhiều thực khách đánh giá cao. Hiện nay, thương hiệu bưởi Diễn đặc sản của Hà Tây đã trở thành thương hiệu quốc gia, sản phẩm được tiêu thụ trong và ngoài nước.
Đặc điểm của bưởi diễn là vỏ mỏng, dễ bóc, màu sắc tươi tắn, hấp dẫn người mua. Hiện nay, bưởi Diễn được bày bán rộng rãi, điểm độc đáo duy nhất của bưởi Diễn là trái bưởi càng để lâu, vỏ càng khô, vị ngọt và đậm đà, dễ vận chuyển và bảo quản giúp trái bưởi đi xa hơn và đến tay người tiêu dùng nhiều hơn. Vì vậy du khách khi có dịp đến mảnh đất này không quên mua những trái bưởi diễn ngon ngọt về làm quà cho người thân, bạn bè.
Trên đây là tổng hợp top 10 những món ăn đặc sản Hà Tây thơm ngon, hấp dẫn mọi du khách khi có dịp ghé thăm vùng đất Hà Tây. Hy vọng qua bài viết Hapotravel sẽ giúp bạn có những chuyến đi hoàn hảo trong tương lai và được thưởng thức nhiều đặc sản hấp dẫn vùng đất thủ đô.