Lai Châu được coi là thiên đường du lịch phía Tây Bắc. Đến đây, ta như được thả hồn vào núi rừng hùng vĩ, nơi có những bản làng mang đậm bản sắc dân tộc, nhưng quan trọng hơn cả là đặc sản Lai Châu với những món ăn đậm chất núi rừng là thứ bạn không thể bỏ qua. Cùng Hapotravel điểm danh 10+ đặc sản Lai Châu làm quà gây thương nhớ cho khách du lịch qua bài viết dưới đây.
1. Đặc sản Lai Châu – Hạt dổi rừng
Là đặc sản của vùng cao nguyên Tây Bắc nói chung và là đặc sản Lai Châu nói riêng, hạt dổi rừng là một trong những loại gia vị thơm ngon và quý hiếm đối với người dân cao nguyên. Dổi là loại cây thân gỗ mọc thẳng, ưa sáng, ít phân cành, sống lâu năm. Có nhiều loại, loại chỉ dùng lấy gỗ làm nhà, thường gọi là dổi tẻ, hạt rất cứng, có mùi hăng không ăn được, còn loại có mùi thơm là dổi nếp, được đồng bào dân tộc thiểu số dùng làm gia vị nhưng rất ít và hiếm.
Để thu hoạch những hạt dổi quý hiếm trong rừng, người dân vùng cao thường vào rừng tìm những cây có tuổi đời hàng chục năm để hái quả về lấy hạt. Hạt dổi có màu đỏ khi chín và chuyển sang màu đen sẫm khi phơi khô. Cứ 3kg hạt dổi tươi thì thu được 1kg hạt dổi khô.
Hạt dổi rừng tươi khi phơi khô có mùi thơm nức mũi đặc trưng, nhưng chỉ khi rang trên than hồng và đảo nhanh thì hạt mới nở ra và mùi thơm dậy lên. Sau khi rang thơm được giã nhỏ, trộn với muối trắng, vắt thêm chút nước cốt chanh, làm nước sốt, dùng với thịt lợn quay, thịt luộc, thịt trâu khô, lạp xưởng hoặc làm gia vị tẩm ướp các món ăn khác.
2. Thịt trâu gác bếp
Khi du lịch Lai Châu, một món ăn mà ai cũng muốn thử và nhất định phải thử đó là thịt trâu gác bếp. Món ăn này vừa là đặc sản của tỉnh và các dân tộc thiểu số phía Bắc, vừa là món quà độc đáo mà bạn có thể chọn mua cho bạn bè và gia đình.
Đây là một món đặc sản Lai Châu ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Bí quyết làm nên độ ngon của món ăn này chính là ở phần gia vị ướp thịt. Những miếng thịt trâu tươi ngon được lựa chọn cẩn thận sau đó tẩm ướp gia vị thơm nồng như tiêu, mắc khén, tỏi, ớt… Miếng thịt sau khi ướp sẽ được treo lên giá và sau đó được đặt lên trên bếp củi để hun khói. Chính vì vậy mà món ăn này được mệnh danh là “thịt trâu gác bếp”.
Thưởng thức miếng thịt trâu gác bếp thơm ngon không thể lẫn đi đâu được. Khi bạn đến thăm Lai Châu, bạn có thể thấy thịt trâu gác bếp này được bán rất nhiều trên các sạp ở ngoài chợ. Đây chắc chắn là đặc sản Lai Châu làm quà thích hợp nhất.
3. Đặc sản Lai Châu – Xôi tím của Lai Châu
Nếu chưa biết Lai Châu có đặc sản gì thì bài viết sẽ giới thiệu cho bạn món xôi tím – món ăn được rất nhiều du khách thường thử và lựa chọn dọc đường. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ dân tộc thiểu số nơi đây, món xôi tím được làm theo công thức riêng mà không phải nơi nào cũng có thể làm ra được món ngon như này. Màu tím của xôi được nhuộm bằng một loại cây rừng có tên là Khẩu Cắm.
Nguyên liệu để nấu xôi vò là gạo nếp nương, hạt to, thơm và chắc. Khẩu Cắm ngắt bỏ cành và lá, đem đi rửa sạch, nấu khoảng 5 phút cho đến khi nước chuyển sang màu tím là được.
Để đồ xôi, người ta sẽ dùng chõ gỗ làm bằng thân cây sung sẽ có hương vị thơm ngon. Sau khi hạt chín, nhìn thấy từng lớp nếp có màu tím tươi, dẻo không dính tay và tỏa mùi thơm ngào ngạt là món xôi tím đã hoàn thành.
Xem Ngay: Điểm Ngay 12 Món Ăn Đặc Sản Yên Bái Ngon Nên Thử Khi Đến Đây
4. Món măng nộm Hoa Ban
Món ngon đặc sản Lai Châu tiếp theo đáng được nhắc đến là măng nộm Hoa Ban. Để làm món này, bạn phải chuẩn bị măng nứa hoặc măng đắng vì hai loại măng này làm nộm là ngon nhất. Ngâm măng đắng đã băm nhỏ trong nước muối khoảng 25 phút, luộc qua 2 lần nước, vớt ra để ráo. Còn măng nứa thì luộc chín rồi tước nhỏ là được.
Hoa ban thì chọn những bông tươi, những cánh hoa thì phải dày. Và chọn con cá suối tươi ngon để nướng gỡ lấy phần thịt. Cuối cùng, kết hợp nước cốt chanh, ớt, tỏi, húng quế và ngò, trộn tất cả các thành phần nhẹ nhàng bằng tay. Tất cả những thứ đó kết hợp với nhau tạo nên một món ăn độc đáo: Cá nướng đậm đà, ngầy ngậy của hoa ban, hơi đắng từ măng tươi.
5. Đặc sản Lai Châu – Thịt lợn hun khói
Thịt lợn hun khói là món ăn truyền thống của một số dân tộc vùng cao, đặc biệt là dân tộc Pu Nả. Thịt lợn hun khói không phải lúc nào làm cũng được, mùa nào cũng làm được, mà phải làm đúng mùa, vì nếu nấu trái mùa, thịt sẽ mau hỏng. Mùa tốt nhất cho thịt xông khói là mùa đông.
Sau khi mổ lợn xong, người ta lấy bộ lòng ra, rửa sạch con lợn để không còn tiết dính vào thịt. Sau đó dùng dao cắt những miếng thịt dải dài dọc theo xương sườn, mỗi phần xương sườn là một miếng.
Các miếng thịt dọc ra không được dính nước trước khi ướp và ướp ngay khi thịt còn nóng. Các loại gia vị dùng để ướp thịt gồm có: Muối biển rang khô, ớt sừng khô, quả mắc khén phơi khô, thảo quả khô, hạt tiêu rừng, tất cả đều phải giã nhỏ. Sau khi ướp, cho vào chảo lớn hoặc hộp gỗ để ướp từ 5 đến 7 ngày, sau đó vớt ra treo trên gác bếp sấy, sấy cho đến khi thịt thật khô và bắt đầu chảy bớt mỡ là được.
6. Đặc sản Lai Châu – Pa pỉnh tộp
Pa pỉnh tộp (cá gập nướng) là một món ăn khá tinh tế thường được phục vụ khi gia đình có khách quý. Người ta thường chọn những con cá chép tươi nguyên con để nướng. Sau khi xát với chút muối và ớt bột để khử mùi tanh, nêm gia vị ướp với các loại rau thơm như: Quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột… băm nhỏ, trộn đều với nhau, nhào kỹ, nhồi vào bụng cá.
Sau đó người ta gấp đôi cá lại, kẹp vào vỉ hoặc que nướng làm từ tre tươi để giữ và nướng đều trên bếp than hồng. Khi cá chín, các gia vị tẩm ướp và mắc khén ngấm dần, tạo cho món ăn một mùi thơm hấp dẫn.
Đọc Thêm: Top 10 Đặc Sản Sơn La Làm Quà Tại https://hapotravel.com/dac-san-son-la/
7. Cá bống vùi tro
Cá bống ở đây thường được đánh bắt ở sông suối, con cá bống nào to lắm mới bằng ngón tay trỏ người lớn. Để làm ra món cá bống vùi tro ngon và đẹp mắt cần rất nhiều sự kỳ công và sự khéo léo, kinh nghiệm của người chế biến.
Điều này được thể hiện ở khâu chọn nguyên liệu để chế biến, ví dụ: Cá bống phải chọn loại đồng đều, gia vị sả, ớt, gừng, tiêu, mắc khén… lá húng phải xắt nhỏ, lá dong phải là lá bánh tẻ, lá to, không bị rách, rửa sạch và lau khô.
Cá bống được làm sạch và tẩm ướp gia vị đã chuẩn bị. Sau khi ướp khoảng 15-30 phút, chúng ta sẽ gói lại trong lá dong, vùi vào tro nóng, cứ khoảng 30 phút thì trở mặt cá một lần, cứ trở mặt vài lần như thế là cá sẽ chín.
Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ nhận thấy mùi thơm đặc biệt của các loại gia vị miền núi hòa quyện hoàn hảo, vị béo ngậy của cá và mùi thơm nhẹ của lá dong nướng. Món này có thể dùng làm món nhậu hoặc ăn cùng cơm nóng hoặc xôi.
8. Đặc sản Lai Châu – Nộm rau dớn
Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái, đặc biệt là ở Lai Châu và cả vùng Tây Bắc. Rau dớn được người Thái gọi là “pắc cút”, thuộc họ cây quyết, giống dương xỉ, thân to, lá rộng, màu xanh và nhẵn. Loại cây này chỉ mọc trên các khe suối có độ ẩm cao.
Để làm món nộm rau dớn vừa thơm ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của người Thái, người ta thường chỉ hái phần đầu của những ngọn rau dớn cong non, sau đó rửa sạch và phơi nắng cho tái. Tiếp theo, bạn cho rau dớn vào chõ để đồ khoảng 20 phút để rau chín và giữ được màu xanh.
Ở công đoạn này, nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc để giữ vị ngọt bùi của món nộm. Khi rau đã chín, cho rau vào tô lớn, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước cốt chanh tươi, mì chính, muối trắng vào trộn đều.
Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị rồi cho đậu phộng rang băm nhỏ vào, cho ra đĩa. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn chút cay cay của ớt.
9. Đặc sản Lai Châu – Bánh dày người H’mông
Bánh dày có tên là “Pé – Plẩu”, theo quan niệm của người Mông, bánh dày là biểu tượng của mặt trăng và mặt trời, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở của vũ trụ bao la. Ngoài ra, bánh còn là biểu tượng của sự trong trắng, trung thành và son sắc đối với phụ nữ H’mông, giống như một vòng tròn khép kín.
Người Mông thường làm bánh dày trong Tết Nguyên Đán và các lễ hội khác. Họ dâng lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng thành kính, cầu xin thần linh phù hộ cho đôi chân to khỏe, có thể leo núi, trèo đèo, làm rẫy, chúc phúc cho mùa màng và sống một cuộc sống hạnh phúc.
Để thưởng thức món ăn đặc sản Lai Châu này, người ta cắt bánh thành từng khoanh và đem rán với mỡ lợn. Khi bánh được rán phồng lên cũng là lúc mùi thơm của nếp, mùi thơm nhẹ của trứng, béo ngậy của mỡ heo lan tỏa khắp căn bếp nhỏ tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Trong quá khứ, người Mông đón Tết cổ truyền khoảng một tháng trước Tết Nguyên Đán, tức là vào cuối tháng 11 đầu tháng 12. Thực hiện nếp sống văn hóa mới, nhiều người Mông hiện nay đã cùng cả nước đón Tết cổ truyền. Tuy nhiên, người Mông vẫn duy trì những phong tục văn hóa truyền thống của họ, bao gồm cả phong tục làm bánh dày ngày Tết.
Vào đầu lễ hội mùa xuân, một số làng người Mông còn tổ chức hội thi làm bánh dày giữa các bộ tộc, dòng họ, làng bản. Đó là một cách để bảo tồn, gìn giữ và giới thiệu nét văn hóa truyền thống của người Mông đến du khách thập phương.
Tham Khảo Thêm: 12+ Đặc Sản Điện Biên Làm Quà Đáng Thưởng Thức Khi Đi Du Lịch
10. Ve sầu rán
Người Thái đen rất thích món ăn này và có cách chế biến hấp dẫn. Người ta đem ve sầu bắt được, chặt hết cánh, khoét rỗng ruột, đặc biệt với phần bụng được nhồi đậu phộng rang giòn, sau đó tẩm gia vị và chiên giòn. Những con ve sầu được tẩm với hạt mắc khén, một loại gia vị chỉ có trong rừng sâu, tạo cho món ve sầu rán một hương vị độc đáo, khó quên.
Khi tỏa mùi thơm, ve sầu có màu vàng là có thể vớt ra để thưởng thức. Nếu ăn vội món này, bạn sẽ không thể cảm nhận được hết hương vị của nó. Phải nhai thật chậm, thật chậm bạn sẽ cảm nhận được cái tê tê nơi đầu lưỡi, một vị ngọt tan dần trong miệng thật sảng khoái lạ thường. Vị béo ngậy và thơm phức khiến người ta ăn cả đời không biết chán. Nhưng món ăn ngon phải có thức uống phù hợp để tăng thêm hương vị, đưa con ve sầu chiên vào miệng và nhấp một ngụm rượu khiến cho người ta cảm giác không còn gì tuyệt hơn thế này.
Trên đây là những chia sẻ cho bạn về top các món ăn đặc sản Lai Châu hấp dẫn độc đáo, nếu có dịp đến với mảnh đất Tây Bắc này, bạn hãy nếm thử, cảm nhận hương vị các món ăn, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của người dân Lai Châu nhé!