Khi đi du lịch Lạng Sơn – tỉnh miền núi với núi non hùng vĩ và vẻ đẹp thơ mộng, bạn đừng quên thử những món ăn đặc sản Lạng Sơn từ nền ẩm thực phong phú của nơi đây. Cùng theo chân Hapo Travel để tìm hiểu về 15 món ăn đặc sản xứ Lạng ngon, nhất định phải thử.
1. Đặc sản Lạng Sơn vịt quay
Món ăn đặc sản Lạng Sơn vịt quay được chế biến rất cầu kỳ. Vịt sau khi được rửa sạch thì tẩm thêm gia vị: hành, móc mật, tiêu rồi nhồi vào vịt xong thì khâu lại. Phần bên ngoài thì phết mật ong và để trong khoảng 10 phút và đem đi quay. Vịt khi quay xong thì nhúng vào chảo, đảo nhiều lần, sau đó để nguội trên giá đỡ. Khi quay vịt cần kỹ thuật để vịt không bị cháy đen, đảm bảo giữ nhiệt, thời gian quay càng lâu thì thịt càng thơm, thịt vịt phải thấm màu mật ong và mềm.
Món ăn này đòi hỏi người chế biến phải có tay nghề cao để thịt vịt không có mùi tanh và thơm mùi lá móc mật. Thêm nước tương và ớt vào phần nước đọng còn lại trong con vịt sau khi nướng để chấm với thịt vịt. Ngoài vịt quay, bún vịt ở Lạng Sơn cũng nổi tiếng không kém. Thịt vịt mềm ngọt, nước dùng béo ngậy và măng chua càng làm tăng thêm sức hấp dẫn khó cưỡng cho ẩm thực xứ Lạng.
2. Khâu nhục
Khâu nhục hay còn gọi là nằm khâu là món ăn truyền thống của đồng bào xứ Lạng và là đặc sản Lạng Sơn mà theo Hapo Travel bạn nhất định phải thử khi đến đây. Thịt ba chỉ được tẩm ướp kỹ càng với các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, rượu, địa liền, mật ong… và được chế biến kỹ lưỡng sau một thời gian dài hấp chín. Thưởng thức món khâu nhục cùng ly rượu cay nồng sẽ thấy ấm hơn trong tiết trời se lạnh. Du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, khâu nhục đã được dân tộc người Tày, Nùng ở Lạng Sơn chuyển thể và nhanh chóng trở thành nét đặc trưng ở vùng đất này. Đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp tiếp đãi khách quý hay những dịp quan trọng như đám cưới, đám hỏi, đám tiệc…
Các công đoạn làm khâu nhục rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Thịt ba chỉ ướp cùng gia vị, tần ô. Trong khi hấp, cho khoai lang và lá tàu soi vào. Cắt khoai lang thành từng miếng, chiên cho đến khi chín vàng, cho ra đĩa. Bên dưới lớp khoai là một lớp dưa chua làm từ lá tàu soi xắt nhỏ, trộn với xì dầu, tương tàu, húng quế và tỏi. Sau đó, cắt thịt thành từng miếng khoảng 1.5cm, úp ngược bát lớn, lật ngược rồi để nguyên đĩa, cho từng bát vào nồi cách thủy khoảng 4-5 tiếng cho đến khi thịt chín và mềm.
3. Đặc sản Lạng Sơn phở chua
Đặc sản xứ Lạng này được chế biến rất tinh xảo và có vị rất hấp dẫn. Phở chua phải ăn nhấn nhá mới cảm nhận hết được hương vị đặc biệt của món ăn này. Hiện nay, phở chua được bày bán ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có sản phẩm của Lạng Sơn là nổi tiếng nhất.
So với phở bò nổi tiếng của Hà Thành thì phở chua Lạng Sơn không hề thua kém gì. Một tô phở chua truyền thống của Lạng Sơn cần có khoai lang thịt ba chỉ, xá xíu, bột chao, lạp xưởng, gan lợn, dạ dày… chưa kể rau thơm, dưa chuột hay lạc rang và hơn chục loại nguyên liệu đặc biệt khác. Với nhiều nguyên liệu như vậy nên phở chua hội tụ đầy đủ các vị cay, ngọt man mát lại chua dịu thanh thanh.
4. Bánh ngải
Với món bánh ngải, người dân miền núi phía Bắc thường luộc lá ngải non trong nước sạch cho đến khi mềm, sau đó rửa sạch, tước bỏ xơ rồi cho vào cối giã nhuyễn. Xôi sau khi nấu chín cũng cho vào cối giã nhuyễn cùng với lá ngải đã xay nhuyễn. Giã xôi từ khi còn nóng cho đến khi thành khối bột mềm, mịn, đàn hồi tốt thì chuyển sang nặn bánh.
Một cách khác để xử lý lá ngải đó là đun sôi trong nước vôi trong để giữ màu xanh, sau đó khuấy đều và để ráo nước, cuối cùng giã lá với xôi cho đến khi thành bột mịn. Khi bột mịn thì cho nhân vừng và đường đã giã nhuyễn vào. Mùi của hạt vừng và lá ngải rất thơm chứ không có vị đắng. Đến với vùng đất này, ngoài việc mua vịt quay và bát khâu nhục, du khách thường mua bánh ngải về làm quà.
5. Đặc sản Lạng Sơn bánh cuốn trứng
Cũng được tráng như bánh cuốn thông thường nhưng thay vì nhân thịt, mộc nhĩ thì bạn đập một quả trứng vào giữa nồi hấp rồi đậy vung lại cho đến khi trứng chín thì dùng que tre gấp đôi bánh lại rồi cho ra đĩa.
Thay vì trộn nước mắm thông thường, nước dùng bánh cuốn ở đây gồm có thịt xay rang khô và bông lên, rắc thêm chút rau mùi thái nhỏ rồi mới rót nước mắm pha vừa vị. Đặc biệt ở các quán ăn xứ Lạng, mỗi bàn đều có thêm một hũ măng ngâm ớt, bạn có thể thêm vào trong bát nước chấm để hương vị đậm đà độc đáo hơn.
Xem thêm: Review top10 homestay Lạng Sơn tại https://hapotravel.com/homestay-lang-son/
6. Đặc sản ẩm thực Lạng Sơn ốc đá
Ốc đá sống trên núi đá vôi và chỉ sống trên các ghềnh đá nên rất sạch. Ốc đá ăn lá cây, rong rêu và cả các loại thảo dược nên ốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nói đến ốc đá ngon ở Lạng Sơn thì phải kể đến Hữu Liên bởi vào mùa mưa người dân nơi đây sẽ leo núi bắt ốc về ăn.
Ốc Hữu Liên to và đẹp, thịt béo nhưng không ngấy, giòn và dai, chấm với nước mắm gừng ớt ăn là ghiền. Nguyên liệu này có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như luộc, hấp gừng, hấp sả, xào lá lốt hay trộn gỏi… Trong đó ốc đá hấp sả vẫn là món khoái khẩu được yêu thích nhất của nhiều người.
Nhiều thực khách từng ăn loại ốc đá này đều tấm tắc khen ngon bởi hương vị đặc trưng và độ giòn, thơm ngon. Vì vậy, nếu đến thăm Lạng Sơn vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 âm lịch, bạn nhất định nên mua ốc về làm quà để cùng gia đình, bạn bè thưởng thức.
7. Bánh chưng đen
Khi đến Lạng Sơn, ngoài những món ăn đặc sản như vịt quay, bánh ngải, khâu nhục… thì bạn nhất định phải thử qua bánh chưng đen ở đây. Bánh chưng đen là một đặc sản của xứ Lạng, được ăn nhiều nhất trong lễ hội mùa xuân. Loại bánh này được làm từ gạo nếp và tro rơm rạ hoặc vỏ cây núc nắc đã phơi khô nên có hương vị rất đặc trưng.
Điều làm nên sự khác biệt của bánh chưng đen là trong nhân bánh có thêm thảo quả, tạo nên hương thơm núi rừng. Ngoài món bánh chưng đen luộc thông thường thì du khách còn có thể thưởng thức món bánh chưng đen nướng trên bếp than hồng cho đến khi dậy mùi thơm của gạo nếp, thảo quả và thịt mỡ từ nhân.
8. Bánh đặc sản Lạng Sơn – Bánh bí đỏ
Khác với bất kỳ loại bánh bí đỏ của các địa phương khác, chỉ có những nguyên liệu quen thuộc nhưng dưới bàn tay khéo léo của cô gái vùng cao thì chẳng mấy chốc đã biến bánh bí đỏ thành món bánh mang hương vị quê hương xứ Lạng.
Nguyên liệu chính của món bánh đó là bí đỏ và bột gạo nếp. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị của từng vùng mà cho thêm nhân đậu xanh vào bánh cho ngon và đậm đà hơn. Cách làm bánh bí đỏ siêu dễ, bí đỏ gọt vỏ, hấp chín, xay nhuyễn rồi nhào thành bột với gạo nếp, nhào càng lâu thì bánh sẽ càng mềm, dẻo, ngon. Sau đó nặn một nắm bột cho vừa đủ, gói vào lá chuối hoặc lá dong rồi đem hấp bánh. Bánh bí ngô không chỉ hấp dẫn với vẻ ngoài vàng ruộm mà còn có vị ngọt mát của bí đỏ và vị béo bùi của đậu xanh.
9. Đặc sản Lạng Sơn xôi cẩm
Đây là loại xôi được làm từ lá nếp cẩm và là món ăn đặc trưng của xứ Lạng. Lá cẩm là loại cây gần gũi với người dân nơi đây, mọi người thường dùng để nấu xôi ngũ sắc, tắm cho trẻ em, chữa bệnh. Món xôi cẩm thơm ngon, bắt mắt thường được các bà nội trợ nấu cho gia đình. Tùy theo vùng miền, xôi sẽ kết hợp thêm thành phần thứ ba như lá dứa, tro bếp hoặc chuối khô. Đây là một món ăn được coi là món ăn truyền thống, mang tính thẩm mỹ đặc trưng của văn hóa các dân tộc của xứ Lạng nên thường được dùng trong các dịp lễ quan trọng như đám cưới, đám hỏi… và cũng được dùng để chiêu đãi khách thập phương xa.
10. Bánh mì nướng
Bánh mì nướng ở Lạng Sơn đa dạng, có bánh có nhân và bánh không có nhân. Bánh được nướng qua 2 công đoạn, đầu tiên là phết dầu ăn, sau đó phết một lớp dầu hào và mật ong để bánh có màu vàng đậm và mùi vị thơm ngon. Ngoài ra, nước chấm bánh mì nướng cũng được xử lý rất tốt, cay của ớt, ngọt của đường, chua của quất và mùi tàu thơm… Một phần bánh mì nướng với một bát nước chấm thơm phức sẽ đẻ lại dư vị sâu sắc với vị giác của bạn. Bánh mì nướng Lạng Sơn dao động từ 3k đến 10k một chiếc, tùy loại có nhân hoặc không nhân.
Đọc ngay: Note 10 Khách Sạn Lạng Sơn Được Nhiều Khách Hàng Lựa Chọn
11. Đặc sản Lạng Sơn quýt Bắc Sơn
Quýt Bắc Sơn mọc dọc theo các thung lũng của Bắc Sơn nên có mùi thơm đặc biệt, màu sắc hấp dẫn, quả căng mọng, ít hạt, vị chua nhẹ nhưng có vị đậm đà khó lẫn với các loại trái cây khác.
12. Măng ớt ngâm
Măng ớt ngâm là đặc sản của xứ Lạng và nằm trong danh sách những đặc sản được nhiều du khách mua về làm quà nhất. Măng ớt Lạng Sơn là măng mai hoặc măng vầu, đem thái miếng, ngâm cùng mắc mật, giấm và ớt loại quả nhỏ tạo ra một loại hương vị đặc biệt.
13. Hồng Bảo Lâm
Hồng Bảo Lâm là loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, quả hồng chỉ to hơn ngón chân cái một chút, không có hạt, khi trưởng thành hồng Bảo Lâm chuyển sang màu vàng cam, ăn có vị căng mọng, ngọt và thơm ngon.
14. Đặc sản Lạng Sơn làm quà hồi xứ Lạng
Hồi xứ Lạng là đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, được nhiều du khách hỏi mua về làm quà khi đến thăm Lạng Sơn. Gọi hoa hồi nhưng thực chất là một loại quả, mỗi bông hoa gồm 5 đến 8 cánh hoa xếp thành hình thoi và có mùi thơm rất đặc biệt.
15. Đặc sản Lạng Sơn mật ong rừng
Mật ong rừng Lạng Sơn là sản phẩm tự nhiên giàu chất dinh dưỡng do những chú ong chăm chỉ khai thác mật hoa từ các loài hoa rừng tạo ra. Đặc điểm của đặc sản Lạng Sơn này là càng để lâu thì càng thơm, kết tinh thành chất tự nhiên có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Tham khảo: Khám Phá Top 10+ Đặc Sản Hà Giang Bạn Nên Thử Một Lần
Ẩm thực xứ Lạng rất phong phú và đa dạng với những hương vị đặc sắc, khó cưỡng sau khi du khách thưởng thức các món ăn tại đây. Hi vọng bạn có những trải nghiệm về ẩm thực tuyệt vời với một số đặc sản Lạng Sơn được Hapo Travel chia sẻ trên đây!