Văn miếu Quốc Tử Giám – Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam luôn là một niềm tự hào và cũng là một địa điểm tham quan nhận được nhiều sự đánh giá cao của đông đảo khách du lịch. Hãy cùng HapoTravel tìm hiểu về giá vé Văn Miếu Quốc Tử Giảm khi du lịch Hà Nội nhé.
Giới thiệu Văn Miếu Quốc Tử Giám
Lịch sử
Văn Miếu Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng từ thời của vua Lý Thánh Tông năm 1070. Chức năng ban đầu của Văn Miếu là dùng để thờ phượng những bậc thánh nhân của đạo Nho – một đạo cực kỳ được sùng bái của nước ta thời bấy giờ. Ngoài ra đây còn là nơi để dạy học cho các con cháu hoàng gia đầu tiên của nước ta, nơi mà các Hoàng Thái Tử sẽ được dạy dỗ thành tài. Ngôi trường này chỉ dùng để dạy cho con cháu quý tộc nên đã được đặt tên là Quốc Tử Giám.
Nhắc đến lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám, vào năm 1253 dưới thời trị vì của vua Trần Thái Tông, ngôi trường Quốc Tử Giám này đã được đổi tên thành Quốc học viện. Thời bấy giờ, các con cái của thường dân cũng được theo học tại đây nếu như người đó thực sự có sức học vượt trội và xuất sắc. Dưới thời vua Trần Minh Tông, nhà giáo Chu Văn An đã được mời làm chức Quốc tửu giám tư nghiệp, hay còn được hiểu như là hiệu trưởng của thời đại ngày nay. Ông có nhiệm vụ chuyên quản lý những hoạt động của Quốc Tử Giám và tiến hành dạy cho các học trò tại đây.
Ý nghĩa
Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám là một khu di tích mang ý nghĩa biểu trưng cực kỳ lớn cho quá trình phát triển của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây còn được xem như là một bằng chứng về sự đóng góp của nơi này đối với nền văn minh Nho giáo trong khu vực Đông Nam Á và còn mang một ý nghĩa nhân văn đối với nhân loại trên toàn thế giới.
=> Đọc thêm: Mách Bạn 20+ Món Ngon Phố Cổ Không Nên Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội
Tham quan kiến trúc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khu thứ nhất
Địa chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay tọa lạc tại số 58 đường Quốc Tử Giám, thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nếu bạn có dịp được du lịch đến với Hà Nội nghìn năm văn hiến thì chắc chắn không nên bỏ qua địa điểm tham quan đặc sắc và hấp dẫn như vậy. Nhắc đến hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám thì không thể nhắc đến quần thể kiến trúc độc đáo và rất thú vị. Đầu tiên là khu thứ nhất. Nơi đây bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi thẳng đến cổng Đại Trung Môn. Ở hai bên có hai cánh cửa nhỏ được gọi là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.
Khu thứ hai
Khi giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám thì không thể nào không nhắc đến khu thứ hai. Khu thứ hai được trải dài từ cổng Đại Trung Môn vào đến các khuê Văn Các. Khuê Các là một công trình tuy kiến trúc không được đồ sộ cho lắm nhưng lại có tỷ lệ vô cùng hài hoà và trông rất đẹp mắt. Khối kiến trúc của khu thứ hai tại Văn Miếu Quốc Tử Giám gồm 4 trụ gạch vuông ( với diện tích 85x85cm), phía bên dưới còn có các tầng để gác đỡ các tầng ở phía trên. Bên cạnh đó là rất nhiều các kết cấu gỗ vô cùng đẹp mắt.
Tầng trên của khu thứ hai có 4 cánh cửa hình tròn. Hai hàng lang can con tiện và con sơn dùng để đỡ mái gỗ khá đơn giản và mộc mạc. Phần mái ngói chồng lên hai lớp để tạo thành một công trình có 8 mái vô cùng độc đáo. Bộ phận gác là một lầu vuông có tám mái, bốn bên tường của gác là các cửa sổ hình tròn để ánh nắng mặt trời có thể chiếu xuyên qua khe cửa để tỏa tia sáng. Hình tượng của các Khuê Các hiện lên với hình ảnh đầy đủ sự tinh tú và rực rỡ nhất của bầu trời đều tụ họp tại đây.
Được biết công trình này mang vẻ đẹp của ngôi sao Khuê- là một ngôi sao sáng và tượng trưng cho nền văn học. Khu thứ hai này còn là nơi dùng để làm nơi để thường những sáng tác thơ văn của những nhà thơ từ cổ chí kim. Phía bên trái của các Khuê Văn Các là những Bi Văn Môn và Súc Văn Môn để dẫn vào khu nhà bia Tiến sĩ bên trong.
Khu thứ ba
Từ cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám nhìn vào thì khu thứ ba là một địa điểm vô cùng xinh đẹp và nên thơ. Khu này bao gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh thơ mộng có hình vuông vô cùng lạ mắt. Ở hai bên hồ chính là khu nhà bia của các tiến sĩ. Mỗi một tấm bia đều được làm bằng đá, dùng để khắc tên của các vị thí sinh đã thi đỗ vị Trạng Nguyên, vị Bảng Nhãn, vị Thám Hoa, vị Hoàng Giáp hay vị Tiến Sĩ tại đây. Mỗi một tấm bia sẽ được đặt trên lưng của một con rùa. Hiện nay tại đây vẫn còn lưu giữ được 82 tấm bia về các khoa thi kể từ năm 1442 đến năm 1779 của nước ta.
Khu thứ tư
Đi từ cổng Văn Miếu đến khu thứ tư chính là chúng ta đã đến được với khu trung tâm có khối kiến trúc chính của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nơi đây bao gồm hai công trình lớn với bố cục song song nhau và chúng lại được nối tiếp nhau. Tòa nhà phía bên ngoài được gọi là tòa Bái Đường, còn tòa nhà phía bên trong thì được gọi là tòa Thượng Cung. Hầu hết các du khách khi đến với khu thứ tư tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đều cảm thấy yêu thích không gian nơi đây bởi chúng mang đến một sự yên bình và tự nhiên nhất. Bên cạnh đó là những nét kiến trúc độc đáo được thiết kế một cách tinh xảo nhất để có thể làm toát lên được những điểm đặc trưng nhất của ngôi trường đại học đầu tiên của quốc gia này.
Khu thứ năm
Khu thái học Văn Miếu Quốc Tử Giám luôn nhận được khá nhiều sự yêu thích đến từ các khách tham quan trong và ngoài nước. Những ai yêu thích văn chương, ngưỡng mộ những bậc tiến sĩ thì có thể đến đây để được chiêm ngưỡng các bia tiến sĩ. Bên cạnh đó thì các sĩ tử mỗi khi vào mùa thi cũng sẽ thường đến đây để khấn vái cho những kỳ thi của mình có thể diễn ra được suôn sẻ nhất.
Đi hết bốn khu đầu tiên thì chúng ta cũng đến được với khu cuối cùng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, khu thứ năm. Nơi đây chính là khu đền thờ Khải thánh, chuyên dùng để thờ bố mẹ Khổng Tử. Khu thứ năm này liên hệ với bốn khu trước qua Khải Thành Môn và gần đây đã được xây dựng lại để các khách tham quan có thể đến khám phá và trải nghiệm.
=> Đọc thêm: Cẩm Nang Du Lịch Khám Phá Hoàng Thành Thăng Long Tại Hà Nội
Giá vé Văn Miếu Quốc Tử Giảm
Giá vé Văn Miếu Quốc Tử Giám là 30,000 VNĐ/ 1 người/ 1 lượt vào thăm. Nếu bạn thuộc trong các đối tượng bên dưới thì sẽ được giảm 50% giá vé vào cửa hoặc miễn phí vé vào cửa để tham quan kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám:
- Miễn phí vé vào Văn Miếu Quốc Tử Giám đối với trẻ em dưới 15 tuổi và những người lớn tuổi.
- Giảm 50% mức giá vé Văn Miếu Quốc Tử Giám đối với những người ở vùng sâu vùng xa, những đồng bào dân tộc thiểu số, những người bị bệnh khuyết tật nặng, người mắc các di chứng về chất độc màu da cam và những vị có công với cách mạng, đất nước.
Giờ mở cửa của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Giờ mở cửa chính là một trong các thông tin về Văn Miếu Quốc Tử Giám được đông đảo các khách du lịch quan tâm đến nhất. Được biết, Văn Miếu mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần kể cả các ngày nghỉ vào cuối tuần hay những ngày lễ tết. Giờ mở cửa thông thường sẽ từ 7h30 nếu là mùa đông và 8h nếu là mùa hè. Giờ đóng cửa của Văn Miếu Quốc Tử Giám là 18h hàng ngày.
Chia sẻ kinh nghiệm đi tham quan Văn Miếu
Cách di chuyển tới Văn Miếu
Để đi đến được với di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám thì chúng ta có thể lựa chọn các hình thức di chuyển như sau:
- Di chuyển đến Văn Miếu bằng xe bus: từ thành phố Hà Nội, cụ thể là quận Hoàn Kiếm thì chúng ta có thể đi đến được với Văn Miếu bằng các tuyến xe buýt số 32, số 41, số 23, số 38 và số 02. Chúng ta sẽ được đổ tại các điểm dừng chân gần với Văn Miếu nhất rồi tiến hành đi bộ vào bên trong.
- Di chuyển đến Văn Miếu bằng taxi hoặc xe ôm: tại Hà Nội, các phương tiện như xe ôm hoặc taxi rất phổ biển và sẵn sàng để phục vụ các du khách nên chúng ta hoàn toàn có thể đi đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng những loại phương tiện trên.
- Di chuyển đến Văn Miếu bằng các phương tiện cá nhân: nếu bạn muốn di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng các phương tiện các nhân thì có thể sử dụng Google Map để chỉ đường. Hoặc bạn cũng có thể hỏi những người dân trong khu vực để tìm ra được làn đường phù hợp nhất và tránh va vào các đường một chiều.
Thưởng thức ẩm thực xung quanh Văn Miếu
Khi đến với trường Quốc Tử Giám, ngoài kiến trúc thì ẩm thực xung quanh Văn Miếu cũng là một điều khiến cho các du khách không thể nào bỏ qua được. Nếu đã đi đến đây thì bạn đừng nên bỏ lỡ các món ngon lề đường được bày bán một cách rộng rãi bên ngoài văn miếu. Chúng hầu hết đều là những món ăn đường phố nổi tiếng của Hà Nội được tái hiện một cách độc đáo ngay bên cạnh Văn Miếu.
Một số lưu ý khi tham quan
Khi đến với di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám thì chúng ta cần nên đặc biệt lưu ý một số những điều sau đây:
- Đến với Văn Miếu cần mặc những bộ trang phục lịch sự, gọn gàng. Không nên trang điểm quá lòe loẹt. Giữ thái độ nghiêm túc và trang nghiêm nhất.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá, không được mang những vật dụng hoặc chất liệu dễ gây cháy nổ vào bên trong văn miếu.
- Đi nhẹ, nói khẽ và giữ đúng quy định về an toàn vệ sinh bên trong văn miếu.
- Không xâm hại đến những hiện vật ở bên trong của Văn Miếu, không vẽ bậy lên tường hoặc ngồi lên các bia tiến sĩ được đặt tại đây.
- Nghiêm cấm các hành vi thực hiện mê tín dị đoan hay lừa đảo bên trong Văn Miếu.
=> Đọc thêm: Phố sách Hà Nội – Điểm Check In Ngàn Like Của Giới Trẻ
Trên đây là một số những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn về giá vé Văn Miếu Quốc Tử Giám. Mong rằng bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như sẽ hiểu thêm về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam- Văn Miếu Quốc Tử Giám nhé.